Xử lý cương sữa sau sinh
Như các mẹ cũng đã biết việc bị cương sữa sau khi sinh là vấn đề mà rất nhiều người gặp hiện nay. Bạn sẽ cảm thấy đau đến mức việc mặc áo ngực cũng trở nên vô cùng khó khăn. Tệ hơn nữa là bạn bắt đầu có sữa và phải cho con bú, tình trạng căng sữa xuất hiện. Hiện tượng cương sữa sinh lý xảy ra bắt đầu từ ngày thứ 3, 4,5 và có thể kéo dài đến ngày thứ 6,7,8 sau sinh. Hiện tượng này xảy ra với đa số các mẹ. Ở bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp các mẹ xử trị bị cương sữa sau sinh cũng như 1 số vấn đề cần quan tâm để mọi người có thêm kiến thức đầy đủ hơn.
1. Cương sữa là gì
Cương sữa là hiện tượng vú đang quá đầy sữa. Khi vú bị cương sữa, bé có thể có vấn đề với “ngậm bắt núm vú”. Ngậm bắt núm vú” là một từ khác để mô tả khi trẻ ngậm kín miệng quanh núm vú và quầng vú. Nếu vú của bạn bị cương sữa bạn sẽ cảm thấy nó bị sưng lên, cứng, nóng và đau.
Nếu con bạn có thể ngậm bắt núm vú được sẽ giúp sữa ra ngoài và cải thiện sự ứ sữa bên trong vú. Nếu không, bạn có thể sử dụng tay hoặc một máy hút sữa để lấy ra một ít sữa giữa các lần cho trẻ bú. Nó sẽ làm cho vú bạn mềm hơn mà không gây tiết ra quá nhiều sữa, điều mà khiến sự cương sữa trầm trọng hơn.
Nếu con bạn có thể ngậm bắt núm vú được sẽ giúp sữa ra ngoài và cải thiện sự ứ sữa bên trong vú. Nếu không, bạn có thể sử dụng tay hoặc một máy hút sữa để lấy ra một ít sữa giữa các lần cho trẻ bú. Nó sẽ làm cho vú bạn mềm hơn mà không gây tiết ra quá nhiều sữa, điều mà khiến sự cương sữa trầm trọng hơn.
2. Khi nào thì bị cương sữa
Hiện tượng căng sữa thường xảy ra ở những bà mẹ lần đầu sinh con. Một số bà mẹ may mắn hơn (thường là những bà mẹ đã sinh tới bé thứ hai hoặc ba) sẽ có sữa mà không bị như vậy, nhất là khi họ cho con bú đều đặn ngay từ đầu. Tình trạng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau khi sinh. Căng sữa sẽ xảy ra một cách bất ngờ và khiến bạn hốt hoảng. Hãy an tâm bởi đây là một điều hết sức bình thường: cơn đau và sự căng phồng xảy ra là do máu dồn để đảm bảo các tuyến sữa sẽ hoạt động hết công suất.
Triệu chứng: các mẹ cảm thấy căng tức ngực và đau nhức. Có mẹ còn bị hành sốt và hiểu lầm là mình bị tắc sữa. Các mẹ cần phân biệt hiện tượng cương sữa sinh lý trong những ngày đầu sau sinh và hiện tượng tắc sữa ( xảy ra trong quá trình nuôi con sữa mẹ sau này). Hai hiện tượng này có nguyên nhân và cơ chế hoàn toàn khác.
Nguyên nhân của cương sữa sinh lý: Qua giai đoạn 72h vàng sữa non, do tác động của sự thay đổi hormon, hệ thống ống tuyến trong bầu vú mẹ bắt đầu giãn nỡ để chuẩn bị làm bể chứa cho sữa già được tiết ra mỗi lúc một nhiều và kể cả hệ thống mạch máu trong bầu vú cũng giãn nỡ để tăng tuần hoàn đẩy nhanh quá trình tạo sữa và tiết sữa. Sự giãn nỡ quá mức của hệ thống ống tuyến và hệ thống mạch máu trong bầu vú tạo nên cảm giác căng tức và đau nhức.
Nguyên nhân của hiện tượng tắc sữa: sữa có trong bầu vú ko được phóng ra ngoài do bị nghẽn lại. Nguyên nhân gây nghẽn có thể do chất béo trong sữa nhiều ( do chế độ mẹ ăn nhiều béo), cũng có thể do cấu tạo ống dẫn sữa hẹp ( các mẹ có thể liên tưởng ống dẫn sữa giống như hệ thống ống nước), cũng có thể do tâm trạng của người mẹ căng thẳng gây ức chế phóng sữa kết hợp với các nguyên nhân trên gây nên hiện tượng tắc sữa.
Hiểu rõ 2 hiện tượng có nguyên nhân và cơ chế khác nhau giúp ta có cách xử lý phù hợp và hiệu quả:
3. Các biện pháp giảm đau khi bị cương sữa

Bạn vẫn có thể cho con bú trong thời gian bị căng sữa. Cho tới lúc hết bị căng sữa, hãy thử tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:
+ Sử dụng một túi giữ lạnh hoặc vải mát đặt lên vú giữa những lần cho bú
Hãy chườm nước đá sau khi cho bé bú để làm giảm tình trạng căng sữa. Bạn có biết, lá bắp cải ướp lạnh cũng có thể có hiệu quả giảm sưng đáng ngạc nhiên
+ Uống thuốc giảm đau, như acetaminophen hoặc ibuprofen
+ Tắm nước ấm
Tác dụng nhiệt trong thời gian ngắn để giúp làm mềm núm vú và để sữa chảy ra ngay khi bắt đầu cho bé bú. Để làm điều này, bạn hãy nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và đặt nó lên quầng vú, hoặc bạn cũng có thể xông hơi từ một bát nước ấm.
+ Massage nhẹ nhàng vú để dòng sữa chảy ra
Dùng tay bóp một ít sữa ra trước khi cho bé bú để làm giảm sự căng sữa. Điều này còn giúp sữa chảy ra và làm mềm núm vú để bé có thể mút tốt hơn.
* Lưu ý: Trong trường hợp này, các mẹ tuyệt đối không được chườm nóng. Việc chườm nóng sẽ làm cho hệ thống ống tuyến và mạch máu ở vú càng giãn nỡ, hệ quả là các mẹ sẽ càng thấy căng tức và khó chịu hơn. Tuyệt đối ko được day bóp, tác động mạnh gây tổn thương ngực